Cẩm nang bà bầu

Trầm cảm sau sinh: Triệu chứng | nguyên nhân | biện pháp phòng tránh

Những người mẹ trẻ bị trầm cảm khi sinh nở không phải là vấn đề mới lạ nhưng lại “dậy sóng” gần đây sau sự việc người mẹ trẻ P.T.T 20 tuổi giết con đẻ là cháu Vũ Việt Anh mới 33 ngày tuổi hôm 12/6/2017  ở Thạch Thất – Hà Nội. Cơ quan chức năng đã xác định nguyên nhân dẫn đến vụ việc đau lòng trên là do người mẹ mắc chứng trầm cảm sau sinh.

Rất nhiều ý kiến trái chiều đã được đưa ra. Xóm làng vô cùng bất ngờ, kinh hoàng khi đón nhận tin dữ. vì người mẹ P.T.T được nhận xét là vốn “ngoan hiền”.  Nhiều người tỏ ra thương xót cháu bé, đồng thời tức giận, căm phẫn người đã giết hại cháu, càng căm uất hơn khi người đó chính là mẹ ruột của cậu.

Ngược lại, cũng có rất nhiều ý kiến bày tỏ sự đau xót trước sự việc này và có cái nhìn cảm thông với người mẹ trẻ, nhất là những người phụ nữ đã từng sinh nở, từng trải qua cảm giác bực bội, bế tắc, quẫn bách sau khi sinh con. Ngay cả mẹ chồng của chị P.T.T, bà nội của cháu Vũ Việt Anh cũng nói không oán trách con dâu vì bà cho rằng “nếu tình trạng sức khỏe của con bà bình thường như bao người khác thì chắc chắn không thể dung thứ được, nhưng ở đây nó bị bệnh trầm cảm sau sinh nên không làm chủ được hành vi của mình”

Vậy chứng trầm cảm sau sinh là gì? Tại sao lại có thể dẫn đến chuyện giết người, giết con đẻ của mình như vậy?

1.Những dấu hiệu của chứng trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh theo wiki là một dạng của bệnh trầm cảm xảy ra ở phụ nữ xảy ra trong thời kì người mẹ mang thai và  sau khi sinh trong một thời gian nhất định. Đó là trạng thái âu lo, căng thẳng, mệt mỏi của người mẹ. Người mẹ cảm thấy như có “con quỷ nhập thân”, không làm chủ được suy nghĩ cũng như hành động của mình. Đặc biệt, mẹ trẻ lần đầu mang thai lần đầu là người dễ mắc phải chứng này hơn cả.

[su_note]

Cứ 7 phụ nữ sau sinh thì có 1 người mắc trầm cảm, 6 người còn lại ở thể nhẹ. Có tới 40% phụ nữ mắc chứng trầm cảm nghĩ đến chuyện tự tử. Không ít người trong số họ nghĩ đến chuyện giết con mình. Một số tính đến chuyện bỏ đi, tự giải thoát…

[/su_note]

Điều đáng lo ngại là “con quỷ” này không có những dấu hiệu rõ rệt ở giai đoạn đầu nên nhiều người chủ quan, chỉ nghĩ đó là những biểu hiện thông thường của bất cứ người mẹ sau sinh nào. Các dấu hiệu trầm cảm sau sinh theo mức độ tăng dần có thể thấy được đó là:

  • Ít nói, ngại giao tiếp, thích ở một mình, không muốn ai làm phiền.
  • Thường xuyên có cảm giác buồn chán, ủ ê, dễ tủi thân, xúc động dù sự việc rất nhỏ.
  • Cảm thấy mệt mỏi, chán nản, bế tắc không biết chăm con thế nào
  • Mất trập trung, không muốn làm việc, làm việc hờ hững
  • Mất ngủ, mức độ tăng dần, có khi mất ngủ kéo dài trên 2 tuần
  • Chán ăn hoặc ăn uống vô độ, ăn mà không thấy ngon
  • Cảm giác tội lỗi, dễ nổi nóng, cáu gắt với bất cứ ai, kể cả với con của mình, nhất là khi con khóc mà không dỗ được
  • Không cảm thấy vui khi có con, không gắn bó với con, thấy sợ hãi khi phải chăm con.
  • Thường xuyên lo âu, sợ hãi, nghĩ đến cái chết.
Nguồn: afamily.vn
Nguồn: afamily.vn

2. Nguyên nhân trầm cảm sau sinh

Nguyên nhân khiến mẹ trẻ mắc trầm cảm sau sinh xuất phát từ 4 lý do chính sau:

Lo lắng lúc sinh nở

Phụ nữ lúc mang thai và sinh nở có rất nhiều nỗi lo lắng – những điều mà người đàn ông ít khi hiểu hết được: Lo chuyện sinh con trai cho gia đình nhà chồng hài lòng, lo ăn uống đủ dinh dưỡng cho con, lo lúc sinh nở đau đớn vật vã, lo lắng cách chăm con sau sinh, lo sẽ phải thay đổi nếp sống sau khi sinh, lo mất dáng, mập lên, chồng sẽ chê, lo kinh tế…

Có những nỗi lo nói được thành lời, chia sẻ được với chồng nhưng có nỗi lo chỉ ngấm ngầm không thể nói ra. Chính những lo lắng trên khiến người phụ nữ ngay từ khi mang thai đã rất căng thẳng, áp lực, là nguyên nhân dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh.

Hơn thế nữa, những lo lắng này xảy ra thường xuyên hơn ở  các thiếu nữ làm mẹ quá sớm, chưa đủ khả năng đứng vững trước những thay đổi lớn của cuộc sống, dẫn đến những sự việc đáng tiếc như trường hợp của chị P.T.T kể trên.

Vất vả sau khi sinh

Để đứa bé chào đời, người mẹ phải trải qua một cơn “vượt cạn” vật vã. Sau khi sinh con thì còn phải rất vất vả do sức khỏe chưa được hồi phục trong khi mọi người xung quanh chỉ quan tâm đến đứa nhỏ chứ không thấu hiểu những vật vã, đau đớn mà họ vừa trải qua.

Không chỉ vậy, việc chăm con và làm việc nhà là một áp lực đối với phụ nữ sau sinh, nhất là những người lần đầu làm mẹ. Việc chăm con nhỏ mới sinh không hề đơn giản, chiếm phần lớn thời gian trong ngày. Đó là còn chưa kể lúc con ốm sốt, ăn kém, lên sài, đẹn… Đã vậy, việc nhà lại cứ dồn lên ăm ắp, từ việc giặt tã cho con đến việc nội trợ, dọn dẹp nhà cửa…

Vấn đề kinh tế cũng là một nỗi vất vả của người mẹ sau sinh. Có người do kinh tế thiếu thốn trong thời kì sinh nở vẫn phải nhận việc về nhà làm thêm. Việc nhiều, con khóc, cơ thể mệt mỏi…sẽ dẫn tới mắc chứng trầm cảm nặng nề.

Ức chế và không có chỗ trút

Trong cuộc sống mới với gia đình nhà chồng, hầu hết chị em phụ nữ đều gặp phải những mâu thuẫn, rắc rối. Chuyện mẹ chồng – nàng dâu không còn xa lạ gì. Vì khác máu tanh lòng nên mẹ chồng thương con dâu cũng không nhiều. Nhiều bà mẹ trước mặt con trai thì soen soét, ngon ngọt, quan tâm, nhưng trong bụng thì đang lườm nguýt, ghét con dâu vì điều này điều nọ, xem con dâu như người dưng, người ngoài, có gì riêng tư lại kín đáo to nhỏ với con trai và con gái.

Trong khi đó, không phải người chồng nào cũng tâm lý, thấu hiểu, đứng ra làm cầu nối xoa dịu mối quan hệ này. Một số người chồng còn ít tuổi lại chỉ mải mê với sở thích riêng, vô tâm, thờ ơ trước những ấm ức của vợ. Thành ra, người phụ nữ cam chịu ấm ức, không biết trút đi đâu. Đây là một yếu tố quan trọng dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ.

Không nhận được sự quan tâm, đồng cảm, chia sẻ từ người thân

Sự quan tâm của người thân luôn là điểm tựa tinh thần cho phụ nữ sau sinh. Nhưng thực tế có nhiều trường hợp phụ nữ sau sinh không được gia đình quan tâm, nhất là từ phía chồng và mẹ chồng. Mẹ chồng không đồng cảm và thương con dâu, thậm chí có khi còn thấy con dâu “làm mình làm mẩy” chứ đẻ đái là chuyện thường, ai mà chẳng phải trải qua. Chồng thì không biết được vất vả của vợ, không tâm lý, động viên…

Ngay cả những người thân, bạn bè đến chơi cũng chỉ hỏi thăm cháu bé chứ không hề để tâm người mẹ đã vất vả thế nào. Chính sự vô tâm của người thân khiến người phụ nữ sau sinh dễ có cảm giác cô đơn, lạc lõng, tủi thân. Đây là một mầm mống dẫn đến hiện tượng con quỷ trầm cảm phát sinh.

Thử tưởng tượng một người phụ nữ mới sinh, nhất là người lần đầu làm mẹ chưa có kinh nghiệm chăm con, vừa lo lắng tìm cách chăm con tốt vừa phải dọn việc nhà, không có thời gian tâm trí chăm sóc bản thân, những người thân không quan tâm, gia đình không hạnh phúc… thì sao tránh khỏi bị chứng trầm cảm giày vò?

3. Trầm cảm sau sinh có thể kéo dài bao lâu?

Trầm cảm sau sinh là một chứng tâm lý xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định. Trầm cảm sau sinh không chỉ xảy ra sau khi người mẹ sinh con ra mà có thể xảy ra ngay từ khi người mẹ mang thai – thường xảy ra vào giai đoạn 3 tháng cuối của thai kì. Với nhiều người mẹ, chứng trầm cảm sau sinh có thể lên tới hàng năm, khi đứa trẻ đã lớn hơn, biết đi, biết nói do không kịp thời phát hiện và chữa trị kịp thời

4. Làm thế nào để “tự chữa” chứng trầm cảm sau sinh

Để phòng tránh và “tự chữa”chứng trầm cảm sau sinh, mẹ trẻ có thể áp dụng ngay 4 cách đơn giản sau:

Tìm được nơi trút bầu tâm sự

Trầm cảm sau sinh có nguyên nhân chính từ việc tâm lý người mẹ bị đè nén do có quá nhiều việc “bỡ ngỡ” mà lần đầu tiên mẹ trẻ phải đối mặt mà không biết cách giải quyết. Do đó, việc cần thiết là mẹ trẻ phải tìm được một người để trút những bầu tâm sự trong thời kì mang thai. Người này hợp lí nhất đó chính là cô bạn thân, là mẹ đẻ hay chính là người chồng. Hay đơn giản hơn đó là các fanpage, group tâm sự dành cho những mẹ trẻ trên facebook như:

Những lời khuyên của người bạn đã có con, những kinh nghiệm sinh nở từ người mẹ đẻ hay quan trọng hơn là những kiến thức về sinh đẻ được tìm hiểu cùng người chồng chính là liều thuốc kháng sinh mạnh nhất để mẹ trẻ không mắc phải trầm cảm trong thời kì sinh đẻ cũng như về sau.

Về ở cùng bố mẹ đẻ trong thời gian đầu khi sinh

Bố mẹ đẻ luôn là nơi con gái muốn trở về sau khi đi lấy chồng do thật sự thấm thía câu “không đâu bằng bố mẹ sinh ra mình”.  2 -3 tháng đầu sau khi sinh là khoảng thời gian phù hợp nhất để mẹ trẻ và đứa con mới sinh trở về nhà và tận hưởng cảm giác “gia đình”. Tâm lý thoải mái, không phải e dè khi ở bên bố mẹ đẻ là điều tuyệt vời để mẹ trẻ không bao giờ mắc chứng trầm cảm.

Không sinh con khi chưa có đủ điều kiện về kinh tế.

Một thực tế được ghi nhận cho thấy, đa số những mẹ trẻ mắc chứng trầm cảm có điều kiện về kinh tế không tốt. Việc không lường trước được đứa con sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền của đôi vợ chồng trẻ sẽ khiến người mẹ phải suy nghĩ rất nhiều khi đứa con chào đời. Hơn thế nữa, vấn đề tiền bạc sẽ khiến vợ chồng phát sinh những mâu thuẫn khiến người mẹ trẻ luôn trong tình trạng căng thẳng không tâm sự được với chồng. Đây là lí do khiến cho mẹ trẻ dễ mắc phải trầm cảm.

Do đó, chuẩn bị tài chính tốt là điều kiện tiên quyết của đôi vợ chồng trẻ khi muốn có con. Chuẩn bị một khoản tiền tiết kiệm cho tương lại khi sinh đứa con ra là một giải pháp thiết thực nhất có thể áp dụng cho đôi vợ chồng trẻ.

Tự trang bị về kiến thức sinh sản và chăm sóc con cái

Không phải tự nhiên mà người mẹ cảm thấy lo lắng khi đứa con trào đời. Sự lo lắng đó xuất phát từ rất nhiều việc mà mẹ trẻ thực sự “chưa” biết cách giải quyết trong quá trình mang thai và sau khi sinh đẻ có thể kể đến như:

  • Bị cảm trong quá trình mang thai
  • Thai nhi không đủ cân
  • Tắc tia sữa
  • Bé hay khóc, ốm vặt
  • Bé biếng ăn, chậm lớn
  • vv

Khi chưa tìm được cách giải quyết thì điều hiển nhiên người mẹ sẽ rất lo lắng và tự dằn vặt, trách móc bản thân mình. Cảm giác tội lỗi hay không biết làm gì là triệu chứng đầu tiên của chứng trầm cảm. Nhưng các mẹ trẻ có thể phòng tránh được điều đó bằng cách tự trang bị kiến thức về sinh sản và chăm sóc con sau sinh. Dưới đây là 5 đầu sách không thể thiếu cho bất kì mẹ trẻ nào:

Trên đây là 4 giải pháp mà bất kì mẹ trẻ nào đều có thể dễ dàng áp dụng để phòng tránh và “tự chữa” khi nhận thấy các dấu hiệu của chứng trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, có rất nhiều mẹ trẻ khi đọc đến bài viết này mới biết rằng mình mắc phải chứng trầm cảm sau sinh đã đến giai đoạn nặng hơn. Lời khuyên cho các mẹ trẻ lúc này đó chính là hãy đi khám và được hướng dẫn chữa trị một cách sớm nhất

5. Chữa trầm cảm sau sinh ở đâu

Với một số trường hợp dấu hiệu trầm cảm đã ở mức nặng thì tốt nhất nên tìm đến bác sĩ để có lời khuyên và đây là cách chữa trị tốt nhất. Mẻ trẻ có thể tìm đến các bác sĩ tâm lý để được hướng dẫn chữa trị một cách triệt để nhất.

Kết luận

Trầm cảm sau sinh có thể phòng tránh và tự chữa trị được khi . Người thân, mà cụ thể là chồng, cha mẹ giữ vai trò quan trọng nhất trong việc chữa chứng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. Sự quan tâm, thấu hiểu, chia sẻ, động viên của chồng và cha mẹ sẽ giúp người phụ nữ vượt qua thời kì “ở cữ” rất gian nan, đầy áp lực của họ, bảo vệ hạnh phúc và sự bình yên của gia đình.

5/5 - (1 bình chọn)
Quảng cáo

Nguyễn Quân

Mong muốn của tôi là chia sẻ tri thức và hướng dẫn kỹ năng đến với những người đang cần đến!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Vui lòng tắt ứng dụng Chặn Quảng Cáo trên thiết bị của bạn!

Bạn cần tắt ứng dụng CHẶN QUẢNG CÁO trên thiết bị để tiếp tục xem nội dung này!