Giáo dục

Làm sao để phát hiện trẻ em bị xâm hại tình dục và cách xử lý của cha mẹ

Theo thống kê trong 5 năm từ 2011 đến 2015 có tới 5.300 vụ trẻ em bị xâm hại tình dục trên cả nước (theo số liệu từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội). Hàng loạt các trang báo lớn đưa tin về các vụ việc trong thời gian gần đây đã cho thấy nạn xâm hại tình dục ở trẻ em đang thực sự đáng báo động.

[su_note] [/su_note]
Nguồn: zing.vn
Nguồn: zing.vn

Một cuộc khảo sát nhỏ với các bậc cha mẹ có con từ độ tuổi 9 tới 12 (độ tuổi có tỷ lệ bị xâm hại tình dục cao hiện nay).

Câu hỏi đặt ra là: Bạn đã dạy con bạn những kiến thức để phòng tránh bị xâm hại tình dục chưa?” “Nếu phát hiện con mình bị xâm hại tình dục bạn sẽ xử lý như thế nào?”.

Kết quả: chỉ có khoảng 60% bậc phụ huynh đã dạy con mình những kiến thức về phòng tránh nạn xâm hại tình dục như: cách phản ứng với người lạ, vùng riêng tư trên cơ thể…. Còn ở câu hỏi “Nếu phát hiện con mình bị xâm hại tình dục bạn sẽ xử lý như thế nào”, hầu hết các bậc cha mẹ đều khá lúng túng.

Có thể nhân thấy hầu hết cha mẹ đều chưa biết chính xác những biểu hiện của trẻ em bị xâm hại tình dục và phải xử lý như thế nào khi phát hiện con mình bị xâm hại.

Những biểu hiện của trẻ em bị xâm hại tình dục

Sự gia tăng của các vụ án xâm hại tình dục là một hồi chuông cảnh báo sâu sắc tới toàn xã hội, đặc biệt là các bậc cha mẹ đang có con ở độ tuổi cần bảo vệ. Vậy làm thế nào để nhận biết trẻ đã và đang bị xâm hại tình dục? Các bậc phu huynh hãy cùng camnanggiaoduc tìm hiểu các biểu hiện khi trẻ bị xâm hại tình dục qua Video “Không được sờ vào con” của Trắng TV.

Vậy khi bị xâm hại tình dục, trẻ sẽ có những biểu hiện về tâm lý và thân thể như:

1. Biểu hiện tâm lý

  • Trẻ thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống như: ăn ít/nhiều hơn, ngủ ít/nhiều hơn bình thường
  • Trẻ tắm quá lâu: các nạn nhân bị xâm hại tình dục đều có cảm giác cơ thể bị vấy bẩn vì vậy thường tắm rất lâu
  • Đột nhiên đái dầm, thủ dâm hay bị rối loạn giấc ngủ.
  • Lo âu, hoảng loạn tinh thần, sợ sệt, tránh giao tiếp, trầm cảm
  • Tránh né người khác giới
  • Khóc lóc, la hét, hoảng sợ trong đêm (nếu biểu hiện vài đêm liên tục cha mẹ nên xác minh ngay)
  • Học hành xa sút

2. Biểu hiện thân thể

  • Ở trẻ xuất hiện sự trầy xước, bầm tím trên cơ thể và ở cơ quan sinh dục.
  • Những vết tích để lại ở hậu môn, trực tràng hay mặt trong của đùi bé (xuất hiện do bé bị cưỡng ép, tấn công và xâm hại tình dục)
  • Trẻ mắc các bệnh lây lan qua quan hệ tình dục như: viêm nhiễm, nấm ngứa… (Thường xảy ra do trẻ bị cưỡng ép quan hệ tình dục và không được sử dụng các biện pháp phòng tránh)
  • Trẻ có thai: Trường hợp này xảy ra với các bé gái đến tuổi dậy thì. (Bạn cần quan sát xem con có biểu hiện mang thai như: mệt mỏi, ốm nghén… hay không?
  • Trẻ bị đau rát vùng hậu môn, đạu bụng hay nhiễm trùng đường tiết niệu tái diễn

Hướng dẫn xử lý khi phát hiện con bị xâm hại tình dục.

Khi phát hiện con bị xâm hại tình dục, là cha/mẹ của bé bạn sẽ làm gì? Đây có lẽ là một câu hỏi tưởng như đơn giản nhưng không phải bố mẹ nào cũng có đủ bình tĩnh để giải quyết. Dưới đây là 4 công việc cha mẹ cần làm ngay khi thấy con có dấu hiệu bị xâm hại tình dục:

1. Tuyệt đối không được đổ lỗi cho trẻ

Vì bực mình và sốt ruột muốn đưa thủ phạm xâm hại đứa con gái 12 tuổi của mình cách đây 2 năm mà khi ấy anh Q (Hoàng Mai, Hà Nội) đã mắng nhiếc con mình không ngớt. Những lời nói như: “tại mày hư đốn không nghe lời bố mẹ, đi học về thì la cà quán xá nên mới như thế…” Những lời nói ấy vô tình làm tổn thương con và khiến mọi việc càng trở nên xấu hơn.

Theo chị Phan Lan Hương làm việc tại đường dây nóng bảo vệ trẻ em quốc gia chia sẻ với chương trình “Trắng TV”:  khi cha mẹ biết con bị xâm hại tình dục thì cha mẹ không được trì triết, quát mắng hay đổ lỗi cho con. Hãy quan tâm và yêu thương con, hãy nói với con:“Con không có lỗi mà người có lỗi là kẻ xâm hại conđể con cảm thấy bình tâm lại.

2. Điều trị các chấn thương cho trẻ.

Khi nhận thấy con mình có những tổn thương ở vùng trong đùi và hậu môn chị K (TP Nam Định) sau khi trấn an con đã nhanh chóng đưa con gái 6 tuổi đi kiểm tra và phát hiện con mình bị xâm hại tình dục. Cũng theo chị “Tôi thấy cháu bị bầm tím vùng trong đùi và tổn thương vùng hậu môn bởi vậy đã đưa cháu đi khám. Thực sự rất đau lòng nhưng chúng tôi đã phải cố gắng rất nhiều để vượt qua thời gian đó”.

Nếu bạn thấy con có biểu hiện bị xâm hại hãy đưa con tới gặp bác sĩ ngay để xác định rõ mức độ xâm hại và điều trị những tổn thương về thể xác và tinh thần cho con. Nếu cần thiết hãy để bác sĩ điều trị những chấn thương tâm lý mà trẻ gặp phải sau khi bị xâm hại tình dục. Tuy nhiên cha mẹ cần hết sức khéo léo và nhẹ nhàng để bé không sợ sệt hay thu mình thì mới có thể điều trị hiệu quả.

3. Quan tâm chăm sóc trẻ để khắc phục tâm lý

Khi bị xâm hại chính trẻ là người sợ hãi, đau lòng nhất bởi vậy là cha mẹ bạn hãy quan tâm và chăm sóc con nhiều hơn để con có thể bình tâm lại và dễ dàng vượt qua khoảng thời gian khủng hoảng hơn.

Hãy cho con thấy bạn rất yêu và tin tưởng, ủng hộ bé. Như thế trẻ sẽ biết cha mẹ yêu mình và sẽ cố gắng hết sức bảo vệ mình khỏi nguy hiểm. Hãy để trẻ thấy bạn rất vui khi trẻ đã chia sẻ chuyện đó với mình và hãy luôn lắng nghe và quan tâm tới trẻ. Sự quan tâm, chăm sóc sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn.

Là một người mẹ có con bị xâm hại chị B (Vũ Thư, Thái Bình) đã dành rất nhiều thời gian cho cô con gái 7 tuổi. Chị cho biết “Tôi cố gắng dành nhiều thời gian hơn cho con, yêu thương và chia sẻ với con nhiều hơn. Trong suốt 1 tháng sau khi chuyện đó xảy ra tôi đều ngủ với con dù trước đó bé đã ngủ riêng. Tôi và con nói chuyện nhiều hơn, nhờ thế con cũng đã bình tĩnh hơn và tâm trạng tốt lên rất nhiều”.

4. Tìm hiểu về vụ xâm hại và thu thập chứng cứ

Hãy cố gắng gần gũi và tâm sự nhiều hơn với trẻ khi vụ việc đã xảy ra. Cha mẹ trẻ cần tìm hiểu xem con đã bị xâm hại tới đâu và thuyết phục để trẻ kể lại câu chuyện một cách chính xác và đầy đủ nhất có thể. Đồng thời thu âm lại cuộc trò chuyện để làm bằng chứng cũng như xác định các chứng cứ cần thu thập theo lời khai của trẻ.

Chị M (Phủ Lý, Hà Nam) chia sẻ: “Cách đây 5 năm khi phát hiện con trai mình bị xâm hại tôi đã rất bất ngờ. Tôi vốn nghĩ chỉ con gái mới bị vậy mà con trai tôi cũng… Sau khi tìm hiểu cách giải quyết các sự việc như thế này tôi quyết định nói chuyện chia sẻ với con để tìm hiểu rõ hơn xem con bị xâm hại như thế nào. Sau một tuần con trai đã chịu kể cho tôi nghe về việc đó”.

Các bác sĩ, chuyên gia và pháp luật sẽ là những sự giúp đỡ đắc lực cho gia đình để bảo vệ bé về sau. Như đã nói ở trên các bác sĩ sẽ giúp trẻ điều trị những tổn thương về cả thể xác và tinh thần. Các chuyên gia sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên để bạn biết mình cần làm gì trong từng trường hợp cụ thể. Và lực lượng pháp luật sẽ giúp bảo vệ trẻ cũng như đưa thủ phạm ra trước ánh sáng pháp luật.

Đường dây nóng bảo vệ trẻ em bị xâm hại tình dục

[su_note]

TP. Hồ Chí Minh:

  • Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em TP Hồ Chí Minh: 1800 90 69
  • Trung tâm Công tác xã hội Trẻ em TP Hồ Chí Minh: 1900 54 55 59

Hà Nội:

  • Cục Bảo vệ trẻ em: 1800 15 67
[/su_note]

Camnanggiaoduc hy vọng rằng, sau khi đọc xong bài viết, các bậc phụ huynh cùng chia sẻ để nối dài vòng tay bảo vệ trẻ em Việt Nam khỏi nạn xâm hại tình dục!

4.3/5 - (6 bình chọn)
Quảng cáo

Nguyễn Quân

Mong muốn của tôi là chia sẻ tri thức và hướng dẫn kỹ năng đến với những người đang cần đến!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Vui lòng tắt ứng dụng Chặn Quảng Cáo trên thiết bị của bạn!

Bạn cần tắt ứng dụng CHẶN QUẢNG CÁO trên thiết bị để tiếp tục xem nội dung này!