Kỹ năng nói trước đám đông: 7 sai lầm phổ biến cần loại bỏ
Mất bình tĩnh, quên mất nội dung trình bày và cố gắng bắt trước người khác,… là những lỗi sai cơ bản khi nói trước đám đông. Để có được kỹ năng nói trước đám đông hiệu quả thì bạn cần loại bỏ ngay 7 lỗi sai thường gặp dưới đây
1. Mất bình tĩnh – lỗi thường gặp phải khi nói trước đám đông
Đây là một trong những sai lầm phổ biến nhất mà hầu hết ai cũng gặp phải. Chỉ cần bạn mất bình tĩnh là có thể dẫn đến một loạt lỗi sai sau đó. Khi mất bình tĩnh làm bạn quên mất phải nói gì, hành động trở nên lúng túng.
[su_note]3 phương pháp để giữ được bình tĩnh các diễn giả nổi tiếng hay áp dụng đó là:
- Luyện tập bài phát biểu trước gương thật nhuần nhuyễn: Đây là cách mà 100% các diễn giả áp dụng và đã được kiểm chứng. Chuẩn bị một cách chu đáo là phương án giúp bạn giữ được bình tĩnh tốt nhất.
- Chia sẻ và xin lỗi: Đừng ngần ngại chia sẻ những khó khăn, áp lực bạn đang gặp phải với đám đông của bạn. Đồng thời, cũng hãy chủ động lên tiếng xin lỗi, nếu bạn cảm thấy bạn làm chưa tốt, hoặc đã để những áp lực cá nhân làm ảnh hưởng đến mọi người. Trút bỏ được những điều này, bạn sẽ lấy lại được sự bình tĩnh.
- Sử dụng thuốc an thần: Một số loại thuốc sẽ giúp bạn giữ được bình tĩnh và có được trạng thái tốt nhất. Tuy nhiên hãy sử dụng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
2. Quên mất nội dung trình bày
Rất nhiều người khi đứng trước đám đông đứng im rất lâu vì quên mất nội dung cần trình bày. Nguyên nhân là do sự chuẩn bị còn sơ sài, lại thêm tâm lý mất bình tĩnh nên nhất thời không thể nhớ ra được nội dung cần trình bày.
[su_note]Trước khi nói trước đám đông,
- Bạn cần nắm rõ nội dung mình muốn truyền đạt. Hiểu rõ nội dung mình muốn nói là kỹ năng nói trước đám đông bạn cần thành thạo đầu tiên.
- Luôn chuẩn bị trước nội dung bằng cách lập dàn ý những điều cần nói ra giấy.
- Một tuyệt chiêu mà các diễn giả chuyên nghiệp thường xuyên áp dụng đo chính là: Máy nhắc chữ.
Tập trung vào các nội dung chính, tránh việc nói quá nhiều nội dung liên quan có thể khiến bạn quên nội dung chính và trở nên mất bình tĩnh.
3. Không tập thực hành trước khi chính thức nói trước đám đông
Cho dù là diễn giả chuyên nghiệp cũng luôn phải chuẩn bị, tập luyện thường xuyên trước khi diễn thuyết, nói trước đám đông. Bởi không ai có thể làm tốt một điều gì đó ở lần đầu tiên.
Khi luyện tập, hãy tưởng tượng như mình đang thực sự đứng trước đám đông. Bạn sẽ không còn cảm thấy ngại khi thực sự đối mặt với đám đông nếu như cảm giác được rằng bạn đã làm nó nhiều lần.
Bạn nên tưởng tượng đến cả những tình huống xấu nhất để chuẩn bị tâm lý, và cách giải quyết tình huống xảy ra.
Bên cạnh việc tập diễn thuyết, bạn hãy tìm cho mình những vị “khán giả”, có thể là người thân hoặc bạn bè, những người có thể đưa ra nhận xét và giúp bạn cải thiện bài nói của mình được tốt hơn
4. Cố gắng bắt chước người khác
Có nhiều người cho rằng bắt chước phong thái, cử chỉ của những diễn giả nổi tiếng sẽ giúp họ làm tốt hơn, nhưng đó hoàn toàn là cách làm sai lầm.
Sự thực là khi bắt chước người khác bạn không thể làm tốt như họ, vì bạn không có những kỹ năng giống như họ. Cố gắng bắt chước một ai đó chỉ chứng tỏ bạn không đủ tự tin về bản thân mình.
[su_note]Lời khuyên dành cho bạn khi nói trước đám đông đó chính là hãy là chính mình, hãy diễn tả những điều bạn muốn nói theo phong cách của riêng bạn, bằng những động tác cử chỉ của riêng bạn. Điều đó sẽ giúp bạn ghi được ấn tượng riêng trong mắt những khán giả của bạn.
[/su_note]5. Không dám chia sẻ quan điểm cá nhân
Khi đứng trước một đám đông có những khán giả địa vị cao hơn mình, nhiều diễn giả thường không dám chia sẻ quan điểm thật của mình do sợ bị đánh giá là nói sai.
Đây là lỗi sai bạn gặp phải khi thực hiện kỹ năng nói chuyện với đám đông mà nguyên nhân là từ các yếu tố bên ngoài. Do điều bạn chia sẻ chưa thực sự đúng với góc nhìn của những vị khách ngồi dưới do sự khác nhau về độ tuổi, kiến thức và kinh nghiệm.
[su_note]Giải pháp là hãy “thú nhận” với họ về những hạn chế trong kiến thức của mình và luôn sẵn sàng học hỏi từ chính những khán giả của mình. Chỉ như vậy bạn mới sẵn sàng chia sẻ quan điểm của mình trước những người khác.
[/su_note]6. Những lỗi sai trong cách nói chuyện
Những sai lầm trong cách nói chuyện mà bạn thường gặp khi nói chuyện trước đám đông thường là cố tỏ ra trịnh trọng, “đao to búa lớn” dẫn đến vẻ thiếu tự nhiên. Đây cũng chính là lỗi nhiều người Việt Nam mắc phải khi thực hiện kỹ năng giao tiếp với mọi người xung quanh mình.
Và hàng loạt những lỗi về diễn đạt khi diên thuyết như: nói nhỏ, nói lắp, dừng đột ngột, không nói đúng trọng tâm vấn đề….
[su_note]Thực hiện những hướng dẫn dưới đây để sửa lỗi:
- Nói to, rõ ràng.
- Sửa ngay lỗi nói lắp bằng cách tự luyện tập một mình.
- Nói theo chủ đề và các nội dung chính đã được soạn sẵn.
7. Không sử dụng “ngôn ngữ cơ thể”
Theo nhiều nghiên cứu, hầu hết người nghe chỉ dành 20% sự chú ý đến lời nói còn đến 80% là chú ý đến cử chỉ, phong thái của người nói. Do vậy. để trở thành nhà diễn thuyết tài ba bạn cần biết cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi diễn thuyết
[su_note]Các hành động bạn nên thực hiện khi diễn thuyết:
- Thu hút mọi người qua ánh mắt: ánh mắt tự nhiên, nhưng không nhìn thẳng vào mắt khán giả, nên nhìn vào chỗ giữa mũi và mắt để không làm khán giả cảm thấy sợ hãi.
- Kết hợp các cử chỉ tay khi nói chuyện, phù hợp với nội dung đang nói. Chú ý không đưa tay quá cao hoặc quá thấp – có thể từ ngang thắt lên trở lên đến cằm là vừa. Bên cạnh đó, thỉnh thoảng lắc bàn tay, co duỗi nắm tay cũng làm bạn bớt run và tự tin hơn.
- Tránh khoanh tay ở trước ngực, tránh chắp tay sau lưng.
- Nên đi lại thường xuyên thay vì chỉ đứng im một chỗ.
Ngoài ra, video dưới đây sẽ cho bạn thấy ngôn ngữ cơ thể có sức mạnh như thế nào
Kỹ năng nói chuyện trước đám đông hiệu quả có thể phụ thuộc vào năng khiếu của bạn, nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ, tất cả đều do khổ luyện mà thành. Đó cũng là lý do bạn cần phải rèn luyện và học hỏi từng ngày để kỹ năng nói trước đám đông ngày một hoàn thiện hơn.