Giáo dục sức khỏe cho trẻ bị viêm phổi – bố mẹ cần tránh
Giáo dục sức khỏe cho trẻ bị viêm phổi là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng, nhất là khi thời tiết đang trở lạnh như hiện nay. Trong đó có một số việc làm bố mẹ cần đặc biệt lưu ý và tránh phạm phải khi chăm sóc trẻ nhỏ bị viêm phổi để không làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.
Theo ThS.BS Nguyễn Thành Nam, Phó trưởng khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai, cho biết: Trong đợt này, đối tượng viêm phổi nhiều nhất là trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng. Nhiều bà mẹ rất thảng thốt, không tin vào tai mình khi bác sĩ chỉ định con nhập viện vì viêm phổi. Bởi vừa sáng trẻ còn chơi, bú tốt, chiều thấy con mệt lả đi viện khám thì đã là viêm phổi”, (theo suckhoevang365.com).
Trước tình trạng trẻ mắc viêm phổi ngày càng nhiều như hiện nay các bậc cha mẹ cần hết sức cẩn thận bởi viêm phổi diễn biến rất nhanh và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí là tử vong.
Nhằm giáo dục sức khỏe cho trẻ bị viêm phổi và giảm thiểu khả năng mắc bệnh ở trẻ cha mẹ hãy tham khảo một số thông tin sau nhé!
Triệu chứng trẻ bị viêm phổi như thế nào
Khi thấy con nhỏ có các biểu hiện sau cha hẹ cần theo dõi và cho bé thăm khám, nhập viện nếu cần:
1. Thở nhanh
Đây là một trong những dấu hiệu lâm sàng có giá trị chuẩn đoán bệnh viêm phổi ở trẻ chính xác nhất. Theo Tổ chức Y tế thế giới khi trẻ dưới 2 tháng tuổi thở nhiều hơn 60 lần/phút, trẻ từ 2-12 tháng thở trên 50 lần/ phút và trẻ từ 1-5 tuổi thở nhiều hơn 40 lần/phút thì được cho là có dấu hiệu mắc bệnh viêm phổi.
Tuy nhiên theo phó GS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) thì “việc đếm nhịp thở sẽ gặp khó khăn với một số trẻ hay sợ, quấy khóc hay bị kích thích. Khi đó nhịp thở có thể tăng lên, vì vậy phải đếm khi trẻ nằm yên hoặc khi ngủ và phải đếm trong một phút. Đối với trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi nếu lần đếm thứ nhất nhịp thở 60 lần một phút trở lên thì cần phải đếm lần 2 vì ở tuổi này trẻ thường thở không đều. Nếu vẫn trên 60 lần một phút thì mới coi là thở nhanh”, (theo suckhoe.vnexpress.net)
2. Rút lõm lồng ngực
Biểu hiện này sẽ xuất hiện khi trẻ đã mắc viêm phổi nặng. Cha mẹ hãy quan sát phần dưới lồng ngực lõm vào khi trẻ hít không khí vào (1/3 dưới). Nếu thấy lồng ngực trẻ lõm sâu chắc chắn trẻ đã bị viêm phổi. Tuy nhiên nếu chỉ thấy phần mềm giữa xương sườn hoặc trên xương đòn lõm thì đó không phải là rút lõm lồng ngực nhé.
3. Một số dấu hiệu khác
Ngoài ra có một số dấu hiệu thường gặp khi trẻ viêm phổi các bậc cha mẹ cần lưu ý như: sốt cao, khò khè, thở rên, bú kém ở trẻ bú mẹ, thở rít, ho, thở bằng miệng, chảy nước mũi…

Giáo dục sức khỏe cho trẻ bị viêm phổi bố mẹ biết để tránh
Việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ đặc biệt là khi trẻ bị viêm phổi đòi hỏi cha mẹ cần hết sức cẩn thận và tránh phạm phải những sai lầm làm ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh của trẻ nhỏ. Để đảm bảo việc chăm sóc cho trẻ bị viêm phổi đạt được hiệu quả hỗ trợ điều trị một cách tốt nhất các bậc cha mẹ hãy tránh một số điều sau:
1. Ủ ấm quá mức
Đa phần cha mẹ chi rằng khi trẻ bị viêm phổi cần ủ ấm cho trẻ bằng nhiều lớp quần áo tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai lầm. Việc ủ ấm quá mức sẽ làm tình trạng bệnh xấu hơn vì thân nhiệt của trẻ không giống như người lớn. Khi bị ủ ấm quá trẻ nô nghịch rất dễ đổ mồ hôi đặc biệt ở vùng lưng và đầu, điều này khiến trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh.
Trong trường hợp này cha mẹ chỉ nên mặc đủ ấm cho con, cố gắng chọn các loại quần áo giúp trẻ cảm thấy thoải mái, an toàn và duy trì được thân nhiệt ổn định. Khi trẻ nhỏ ở trong nhà cha mẹ nên cởi bớt áo khoác dày để tránh toát mồ hôi gây nhiễm lạnh.
Nếu trời quá lạnh hãy sử dụng các thiết bị sưởi như điểu hoà, máy sưởi, kết hợp với máy lọc không khí để tạo môi trường điều trị tốt nhất cho trẻ.
2. Tránh ăn kiêng
Thông thường cha mẹ cho rằng khi trẻ bị ốm thì nên kiêng một số loại thực phẩm tuy nhiên điều này là không đúng. Khi trẻ bị ốm đặc biệt là viêm phổi cần được duy trì một chế độ dinh dưỡng giàu dưỡng chất với đủ các nhóm chất như: chất xơ, chất béo, tinh bột… Đặc biệt khi trẻ mới khỏi bệnh cha mẹ cần chú ý bồi dưỡng cho trẻ để trẻ mau lấy lại sức khỏe. Nếu như trẻ bị nghẹt mũi hay đau họng thì cha mẹ có thể cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, được nấu nhừ để quá trình ăn uống dễ dàng hơn.
3. Lạm dụng thuốc ho
Khi trẻ bị viêm phổi ho là phản xạ có lợi giúp tống đàm dãi ra ngoài để đường thở được thông thoáng hơn, trẻ cũng vì thế mà hít thở dễ dàng hơn. Bởi vậy cha mẹ cần lưu ý không lạm dụng các loại thuốc ho để kìm hãm phản xạ ho ở trẻ. Tuy nhiên khi ho dẫn tới các hậu quả như: mất ngủ, đau tức ngực, nôn ói, đau họng… thì cha mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc trị ho tuy nhiên cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
4. Uống thuốc không theo chỉ dẫn
Rất nhiều cha mẹ có thói quen làm “bác sĩ gia đình” cho trẻ nghĩa là khi trẻ mắc bệnh cha mẹ tự ý lấy thuốc cho con uống mà không có chỉ định của bác sĩ. Điều này hết sức nguy hiểm bởi thuốc tây có rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn có thể làm hại sức khỏe trẻ em. Bởi cơ thể của trẻ không giống như người lớn, khả năng đề kháng còn non yếu nên cần hết sức cẩn thận khi dùng thuốc. Vậy nên khi thấy trẻ có các biểu hiện mắc bệnh viêm phổi cha mẹ cần đưa trẻ tới các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và điều trị một cách hiệu quả nhé.
Trên đây là một số thông tin về giáo dục sức khỏe cho trẻ bị viêm phổi trong đó có những lưu ý cần tránh để cha mẹ chăm sóc trẻ một cách hiệu quả hơn. Rất mong các bậc cha mẹ hãy lưu ý để không phạm phải những sai lầm không đáng có làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ.