Kỹ năng xin việc

Cách viết CV xin việc hạ gục nhà tuyển dụng

Một bản CV xin việc chuyên nghiệp sẽ là vũ khí sắc bén để hạ gục nhà tuyển dụng. Nhưng kỹ năng viết CV xin việc  không phải ai cũng biết đến và thực hiện thành thạo. Hi vọng với hướng dẫn cách viết cv xin việc chi tiết dưới đây từ Cẩm nang giáo dục sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các bạn tham khảo.

1. Những điều cần lưu ý khi viết CV xin việc

  • Đầy đủ thông tin và trình bày rõ ràng.
  • Nghiên cứu vị trí, mô tả công việc theo yêu cầu tuyển dụng.
  • Kinh nghiệm, thành tích rõ ràng, định lượng.
  • Trình bày CV trong 1 mặt A4 là đủ (vì dài quá sẽ lan man, không trọng tâm, nhà tuyển dụng cũng không có nhiều thời gian đọc CV, tầm 5 -10 phút).
  • CV nên được viết theo form được cung cấp bởi nhà tuyển dụng: Có những đơn vị đặc thù như ngân hàng sẽ yêu cầu CV phải tuân theo mẫu mà họ cung cấp, vì vậy nếu bạn không gửi cv theo mẫu thì đã bị loại rồi. Còn nếu đơn vị nào không có mẫu hoặc cho tự do, các bạn có thể viết CV theo cách mình muốn.
  • Che giấu facebook, chặn việc tìm facebook bằng sđt nếu face của bạn có những thứ không nên đọc do facebook phản ánh con người bạn, nên nhà tuyển dụng có thể vào facebook để xem bạn hành xử như thế nào nếu họ kĩ tính.

2. Cách viết CV xin việc

CV xin việc cần phải có đầy đủ những thông tin quan trọng sau đây

  • Họ và tên, ảnh, ngày sinh, giới tính, mail, sđt, địa chỉ liên hệ
  • Quá trình học tập
  • Kinh nghiệm làm việc.
  • Thành tích các cuộc thi, danh hiệu đạt được
  • Điểm mạnh, điểm yếu, kỹ năng
  • Hoạt động xã hội (Nếu có thì ghi)

2.1. Họ và tên, ảnh, ngày sinh, giới tính, mail, sđt, địa chỉ liên hệ

Họ và tên, ngày sinh, giới tính: Đây là những thông tin cơ bản không được thiếu.

Địa chỉ liên hệ: Địa chỉ nơi bạn sẽ làm việc, vì nếu bạn ở Sài Gòn mà công ty chỉ tuyển ở Hà Nội thì nhà tuyển dụng sẽ biết ngay là bạn không phù hợp.

Mail và sđt để nhà tuyển dụng liên hệ khi cần: Tên email nên chuyên nghiệp, đừng để kiểu bedethuong123@gmail.com; anhchangdeptrai69@yahoo.com mà hãy dùng những email thể hiện được họ tên của bạn (có thể thêm phần mở rộng về những điều bạn tự hào nhất, muốn giới thiệu đến người khác về bản thân. Đó có thể là lĩnh vực chuyên môn, tên trường đại học, quê hương)

Ví dụ: huyennt@gmail.com; minhbkk60@gmail.com; minhduc.hr@hotmail.com; oanhnguyen.hanoi@yahoo.com

Ảnh chân dung: không nhất thiết phải là ảnh hồ sơ xanh trắng đen mà có thể ảnh chụp photoshop, nhưng phải đứng đắn dễ nhìn.

Lời giới thiệu: Đây không phải là thông tin bắt buộc phải có trong CV xin việc, nhưng với một câu giới thiệu tóm gọn được những đặc điểm nổi bật của bạn sẽ là điểm nhấn thu hút sự chú ý tới nhà tuyển dụng. Đây là một bí quyết nhỏ trong cách viết CV xin việc bạn nên áp dụng.

2.2. Quá trình học tập

Sắp xếp theo thứ tự thời gian, từ gần đến xa. Nếu học thạc sĩ, đại học thì viết thạc sĩ trước, đại học sau. Nếu các bạn năm 1 thì viết đại học thôi, nếu cấp 3 học trường chuyên lớp chọn thì viết thêm vào cũng được. Còn các bạn năm 2,3,4, đi làm thì không cần viết cấp 3 làm gì cả.

Khi viết quá trình học tập, nên viết theo dạng:

Thời gian học – Trường  – Ngành  – Điểm phẩy hệ 4/hệ 10 

Ví dụ: 2011-2015: Đại học Bách Khoa – Vật lý tin học – 2,94/4-7,25/10

Ngoài ra, bạn có thể viết điểm các môn chuyên ngành (nếu điểm cao) phù hợp với công việc ứng tuyển để gây ấn tượng.

Khi viết về quá trình học tập, các bạn nên viết thêm thành tích trong học tập đạt được ở phía dưới, ví dụ:

  • Thủ khoa tốt nghiệp
  • Học bổng của trường năm 2012, 2013, 2015 dành cho sinh viên đạt điểm số cao nhất khoa.
  • Học bổng của tập đoàn Samsung năm 2014 dành cho sinh viên đạt điểm số cao nhất khoa.

2.3 Kinh nghiệm làm việc.

Giống như quá trình học tập, cũng viết từ gần đến xa.

Đối với mỗi vị trí công việc thì nên viết theo dạng:

Thời gian làm việc  – Công ty  – Vị trí làm việc,phòng ban – Công việc đã làm – Kết quả đạt được – Kỹ năng đạt được

VD:  1/2017-7/2017: CTCP đào tạo và du học ABC- Leader Marketing

Lên kế hoạch và thực thi tìm kiếm 500 khách hàng tiềm năng cho lĩnh vực du học Canada (đem lại 30 khách hàng sử dụng dịch vụ)

….

Công việc đã làm: Cần viết chi tiết, vì vị trí việc làm mỗi công ty mỗi khác. Ví dụ chuyên viên Marketing ở công ty to sẽ làm rất nhiều việc, từ khảo sát thị trường đến nghiên cứu sản phẩm. Còn chuyên viên Marketing ở các công ty bé tý thì có khi chỉ là chạy sự kiện, chạy quảng cáo facebook. Nên viết tầm 3-4 công việc chi tiết các bạn đã làm mà bạn thấy đáng giá nhất. Và cần cụ thể hóa, đừng viết chung chung như “tìm kiếm khách hàng tiềm năng” mà nên viết là “tìm kiếm 500 khách hàng tiềm năng cho thị trường du học Canada”. Đừng viết chung là “chăm sóc khách hàng” mà nên viết là “chăm sóc 300 khách hàng qua điện thoại và facebook”. Có thế mới định lượng được những gì các bạn đã thực sự làm.

Kết quả đạt được: Cũng như công việc đã làm, cần phải cụ thể hết sức có thể, ví dụ đừng viết “đem lại doanh số cho công ty” mà nên viết “đem lại thêm 30 khách hàng cho công ty, đem về 100 triệu doanh số”. Phải cụ thể nhà tuyển dụng mới biết công việc của bạn đã đạt kết quả thế nào được.

Kỹ năng đạt được: Cuối cùng, để xem bạn có nhận thức được bạn đã học được gì từ công việc đó hay không. Ví dụ “kỹ năng chăm sóc, thuyết phục khách hàng, “kỹ năng làm việc với truyền thông, báo chí” chẳng hạn.

Chú ý thêm: Bạn nên mô tả quy mô công ty, về ngành nghề của công ty. Vì không phải lúc nào công ty bạn cũng nổi tiếng và công ty lớn lại có quá nhiều công ty con.

2.4. Mục tiều nghề nghiệp

Lỗi cần tránh:

  • Đừng viết quá chung chung như: Muốn học hỏi thêm kiến thức, kinh nghiệm, làm việc trong môi trường chuyên nghiệp.

Đó ko phải mục tiêu, đó là nguyện vọng của bạn. Mục tiêu nghề nghiệp là cái mà bạn hướng đến trong ngắn hạn hay dài hạn.

Một số gợi ý đúng bạn có thể áp dụng:

  • Trở thành 1 Tester xuất sắc trong team, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp.
  • Định hướng trong 3 năm sẽ thành thạo các Test case, viết được test plan và học automation test.
  • Phấn đấu trong vòng 5 năm trở thành Senior Tester hay QC Leader của team.

2.5. Các khoá đào tạo đã học, thành tích các cuộc thi, danh hiệu đạt được.

Phần này là nơi các bạn phô diễn bằng khen và các chứng nhận, chứng chỉ đạt được.

Nên viết theo thứ tự:

Năm – danh hiệu – tóm tắt giá trị danh hiệu

Ví dụ:

  • 2017 – Tốt nghiệp khoá đào tạo Digital Marketing tại học viện đào tạo Marketing AAA lớn nhất miền Bắc .
  • 2016 – Thủ khoa tốt nghiệp đại học ABC
  • 2015 – Học bổng Samsung – Dành cho sinh viên điểm cao nhất chuyên ngành

Nên viết tóm tắt về giá trị danh hiệu, vì nhiều khi nhà tuyển dụng không biết danh hiệu đó có giá trị như thế nào.

2.6. Kỹ năng trong CV

Kỹ năng trong CV bao gồm các kỹ năng công việc  cũng như các điểm mạnh, điểm yếu của bạn.

Các kỹ năng công việc là các kỹ năng mà bạn đã có trong quá trình làm việc, thường là những người đã có kinh nghiệm làm việc sẽ phô diễn nhiều ở phần này.

Nên viết thêm về điểm mạnh, điểm yếu nếu các bạn còn ít kinh nghiệm làm việc để cv đầy đặn hơn. Lời khuyên là điểm yếu đừng nên trung thực quá, hoặc không viết điểm yếu cũng được. Điểm yếu có thể là “Tham công, tiếc việc, luôn dành nhiều thời gian cho công việc”, như thế là điểm yếu hóa điểm mạnh luôn.

Chú ý: Các kỹ năng về ngoại ngữ và các kỹ năng tin học: ví dụ tiếng anh nếu có. Nên cụ thể thành tích như 900 toeic hoặc 7.0 ielts, N2 tiếng nhật chẳng hạn, chứ đừng viết chung chung là “tiếng anh ổn, giao tiếp tốt” thì chẳng có ý nghĩa gì cả. Hãy nhớ là “thứ gì không cụ thể, không đo được có nghĩa nó không tồn tại”. Nếu có chứng chỉ tin học thì bạn nên viết vào, nhưng nhớ viết cụ thể. VD: Kỹ năng excel, kỹ năng word…

2.7. Các thông tin giá trị khác

Hoạt động xã hội: Nếu các bạn tham gia hoạt động xã hội với vai trò quan trọng như trưởng phó ban chẳng hạn thì nhà tuyển dụng cũng có thể dựa vào đó để đánh giá kỹ năng bạn đạt được, tương tự như phần kinh nghiệm làm việc. Các bạn viết hoạt động xã hội giống như form của kinh nghiệm làm việc phía trên.

Định hướng ngắn hạn, dài hạn: Định hướng ngắn hạn, dài hạn phải phù hợp với vị trí ứng tuyển.

Ví dụ: bạn muốn ứng tuyển vào vị trí marketing thì ngắn hạn nên là: 1 năm đầu từ nhân viên lên chuyên viên marketing, rồi 2 năm nữa thành trưởng phòng.  Cách viết CV xin việc phần định hướng phải có sự liên quan, chứ xin làm marketing, mà 2 năm nữa em đi du học hoặc 2 năm nữa em làm kế toán thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá các bạn không có định hướng rõ ràng, không biết mình muốn làm gì.

Lời khuyên từ Cẩm nang giáo dục:

Với mỗi vị trí công việc ứng tuyển bạn cần có một cách viết CV xin việc. Khi bạn ứng tuyển Marketing thì bạn phải làm bản cv chuyên về marketing trong đó phô diễn các năng lực được đánh giá cao ở marketing như nghiên cứu thị trường, quảng bá sản phẩm, nhấn mạnh vào các môn học và kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing. Nếu ứng tuyển vào SEO thì phải có bộ cv dành riêng cho SEO nhấn mạnh vào kĩ năng, kinh nghiệm ngành SEO đã làm.

Có câu, biết địch biết ta trăm trận trăm thắng. Các bạn phải nghiên cứu kỹ về công ty, vị trí tuyển dụng, yêu cầu công việc để viết bản cv phù hợp nhất với các yếu tố đó.

3. Ngôn ngữ dùng trong CV

Đối với vị trí JD yêu cầu gửi CV tiếng anh thì bắt buộc phải gửi bản tiếng Anh (vì vị trí đó cần tiếng Anh)

Đối với vị trí không yêu cầu CV thì nên gửi bản tiếng Việt (vì ko phải HR nào cũng giỏi tiếng Anh, gặp trúng HR yếu tiếng Anh thì hồ sơ coi như bị loại liền, gửi CV tiếng Việt giúp cho quá trình đọc lướt của HR nhanh hơn, nắm được nhiều thông tin hơn, …). Trong nhiều trường hợp, trình độ tiếng Anh của bạn chỉ ở mức khá nhưng có những vị trí CV sử dụng từ ngữ chuyên ngành quá nhiều sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian để lọc CV, tại còn phải tra google coi từ mình ko biết là gì nữa.

Phương án tốt nhất, ăn điểm ngay với Nhà tuyển dụng đó là gửi CV cả Anh lẫn Việt, email gửi CV có tiêu đề rõ ràng, CV để ảnh đẹp nhất, rõ mặt, kèm theo 1 chút giới thiệu cũng như nguyện vọng mong muốn được làm việc ở nội dung email sẽ giúp bạn chiến thắng ở vòng loại này nhé!

Cuối cùng, CV tiếng Anh chưa hẳn là đã chuyên nghiệp, nộp CV tiếng Anh đôi khi cũng là lí do làm CV của mình bị fail. Hãy tìm hiểu về công ty bạn apply và gửi CV đúng cách nhé!

4. Trình bày CV xin việc

Với những thông tin không thể thiếu trong CV xin việc ở trên, việc tiếp theo bạn cần làm đó là trình bày, săp xếp những nội dung đó một cách khoa học để có được một bản CV hoàn chỉnh. Bạn có thể xem cách trình bày CV xin viêc hoàn chỉnh ở phía dưới:

Trình bày CV xin việc
Trình bày CV xin việc

5. Đặt tên file CV

Bước cuối cùng và không kém phần quan trọng đó chính là cách đặt tên file CV. Một ứng viên được nhà tuyển dụng đánh giá cao ngay từ cách mà ứng viên đặt tên CV xin việc.

Đặt tên file CV theo cấu trúc:

CV  – Công việc/Vị trí ứng tuyển – Họ và Tên – Phiên bản (theo thời gian)

Ví dụ: CV – Marketing – Nguyễn Mạnh Quân – 9/2017

6. Tạo CV xin việc

Thông thường file CV xin việc thường được làm ở 2 định dạng chính là file Word (.doc/.docs) và file PDF (.pdf) hoặc có ở dạng file ảnh (.jpg, .png…) nhưng không nhiều.

7. Mẫu CV xin việc

Bạn có thể tự tay thiết kế một CV xin việc đẹp và chuyên nghiệp bằng cách sử dụng các mẫu CV xin việc có sẵn tại website https://www.topcv.vn/mau-cv 

Hay đơn giản là tải mẫu CV xin việc định dạng word có sẵn tại đây với ưu điểm đơn giản, bạn chỉ cần điền đầy đủ thông tin theo hướng dẫn.

Với những bạn có khả năng sử dụng phần mềm Photoshop có thể tải template mẫu CV xin việc tại đây.

Có một bản CV tốt là vũ khí không thể thiếu để bạn có thể “hạ gục nhà tuyển dụng”nhưng sẽ thật thiếu sót nếu bạn gửi CV đấy đi không đúng cách. Thông thường bạn sẽ gửi đính kèm CV xin việc trong email xin việc. Làm thế nào để viết một email xin việc chuyên nghiệp và tránh được những lỗi sai không đáng có? Hãy xem ngay hướng dẫn cách viết email xin việc từ Cẩm nang giáo dục.

5/5 - (5 bình chọn)
Quảng cáo

Nguyễn Quân

Mong muốn của tôi là chia sẻ tri thức và hướng dẫn kỹ năng đến với những người đang cần đến!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Vui lòng tắt ứng dụng Chặn Quảng Cáo trên thiết bị của bạn!

Bạn cần tắt ứng dụng CHẶN QUẢNG CÁO trên thiết bị để tiếp tục xem nội dung này!