3 câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng giúp bạn được đánh giá cao khi phỏng vấn
Trước khi kết thúc một cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng luôn hỏi ứng viên câu hỏi “bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?” . Bạn cần suy nghĩ thật cẩn trọng trước khi đưa ra câu trả lời là “không” . Hãy nhớ rằng, câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng không chỉ làm tăng thêm cơ hội trúng tuyển, mà đây còn là một cơ hội tốt để bạn tìm hiểu nơi mình sẽ làm việc nếu trúng tuyển.
Cẩm nang giáo dục đã tìm thấy 3 câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng quan trọng mà bạn chắc chắn phải hỏi tại mỗi cuộc phỏng vấn việc làm.
3 câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng
Văn hoá doanh nghiệp là giá trị, niềm tin, chuẩn mực được thể hiện trong thực tế và trong các hành vi của mỗi thành viên trong doanh nghiệp. Nó bao gồm các quy tắc về hành vi, truyền thống, các hoạt động, động lực, các giá trị mà doanh nghiệp muốn hướng tới.
Câu hỏi đặt ra cho nhà tuyển dụng về văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp bạn có thể tìm hiểu thêm về môi trường làm việc và hình dung được bạn sẽ thế nào khi làm việc tại đó.
Hỏi về một ngày làm việc “điển hình” sẽ giúp bạn biết được những công việc hàng ngày mà bạn phải đáp ứng trong tương lai. Bằng cách đặt câu hỏi này, bạn có thể có được hình ảnh hoàn chỉnh về ngày làm việc của bạn sẽ như thế nào và những trở ngại nào bạn sẽ phải đối mặt.
Ngoài ra, câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng đó sẽ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đang mong muốn tham gia vào công ty hơn lúc nào hết. Đây là câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng thông minh đem lại điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng về thái độ tích cưc mà bạn thể hiện.
Sau một cuộc phỏng vấn, bạn thường phải trải qua một khoảng thời gian chờ đợi khiến bạn cảm thấy rất căng thẳng. Hàng loạt câu hỏi không có lời đáp hiện ra trong đầu bạn: Khi nào thì họ sẽ gọi? Tôi nên mong đợi điều gì? Để tránh những căng thẳng này, hãy đặt câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng về bước tiếp theo sau cuộc phỏng vấn.
Nếu họ hứa sẽ gọi cho bạn, hãy hỏi về ngày và khoảng thời gian ước tính của cuộc gọi. Nếu bạn phải trải qua một vòng phỏng vấn khác, hãy hỏi về nội dung cuộc phỏng vấn.
Đừng ngại hỏi thêm thông tin, vì điều đó sẽ giúp bạn tránh được những thiếu sót và cảm thấy tự tin hơn.
Đừng quên cảm ơn nhà tuyển dụng sau cuộc phỏng vấn. Và hãy nhớ: ngay cả khi bạn đã bị từ chối , đó không phải là lý do để thất vọng. Thay vào đó, bạn hãy yêu cầu công ty giải thích lý do từ chối – bạn có quyền nhận được câu trả lời đó. Điều này sẽ giúp bạn tìm ra và khắc phục những hạn chế để hoàn thiện cho những lần sau.