Kỹ năng mềm

Bật mí 7 kỹ năng mềm giúp sinh viên mới ra trường vượt qua vòng phỏng vấn

Sau 4 năm ngồi trên ghế giảng đường Đại học, kỹ năng mềm đối với sinh viên Việt không được coi trọng, mà sinh viên ra trường tự tin nộp hồ sơ với kết quả học tập và những kiến thức đã tự tích lũy.

Tuy nhiên, không ít các nhà tuyển dụng từ chối sinh viên mới ra trường dù kết quả học tập khá cao. Sự thực mà sinh viên không hề ngờ tới, không phải chỉ nắm kiến thức lý thuyết là có thể thành công trong cuộc sống mà còn phải có những kỹ năng mềm nhất định. Những kỹ năng mềm đối với sinh viên có vai trò quan trọng, là yếu tố quyết định sự thành công trong công việc và cuộc sống. Vì vậy, không thể coi thường lơ là, chủ quan, mà sinh viên cần phải thường xuyên học hỏi để phát triển kỹ năng mềm cũng như kiến thức chuyên môn.

Thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên Việt

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2016, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi của nước ta quý I năm nay là 2,25%, đến quý II tăng thành 2,29% và quý III là 2,34%, càng ngày nhiều sinh viên ra trường không tìm được việc làm, không biết tìm kiếm công việc ở đâu, đi phỏng vấn thì bị từ chối. Đôi khi trong thư tuyển dụng, các công ty đăng tuyển dụng người chưa có kinh nghiệm, nhưng khi nhận kết quả: nhà tuyển dụng vẫn từ chối ứng viên. Và những ứng viên này, không biết lý do vì sao mình không được tuyển, thiếu điểm gì, không đáp ứng được yêu cầu gì?…

Sự thực sự từ chối của nhà tuyển dụng là gì?

Câu trả lời chính là ứng viên không có kỹ năng giao tiếp, nói năng kém, đi phỏng vấn không biết chào hỏi, không biết trả lời, hỏi gì cũng ngấp ngứ, lắc đầu và cười. Nhiều ứng viên bị loại ngay từ vòng gửi hồ sơ lý lịch, hay gọi điện cho nhà tuyển dụng, chỉ vì không biết cách gửi email, không biết giao tiếp với nhà tuyển dụng qua điện thoại. Chắc hẳn, bất cứ công ty nào cũng không thể tuyển một nhân viên về chỉ biết cười, “ăn không nên đọi nói không lên lời”. Vì vậy, thực chất kinh nghiệm không phải là tất cả vì nhiều công ty muốn tìm những ứng viên trẻ tuổi để phát triển sự sáng tạo, nhanh nhạy mặc dù họ chưa có chút kiến thức hay kinh nghiệm gì.

Để sinh viên ra trường có được công việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, Cẩm nang giáo dục sẽ bật mí 7 kỹ năng mềm giúp sinh viên mới ra trường vượt qua vòng phỏng vấn, những kỹ năng mềm đối với sinh viên giúp sinh viên khi đi làm sẽ biết cách cư xử, sớm hòa đồng với môi trường làm việc, giao tiếp với cấp trên, với đồng nghiệp…

  1. Kỹ năng tự nhận thức về bản thân.

Sinh viên cần tự nhận thức mình là ai, điểm mạnh, điểm yếu là gì? mối quan hệ với những người xung quanh như thế nào?… Giải đáp được các câu hỏi đó rõ ràng sẽ giúp cá nhân tự tin và kiên định để có thể giải quyết vấn đề và ra quyết định hiệu quả. Từ đó bản thân cũng đặt ra được những mục tiêu phấn đấu phù hợp và thực tế. Tự nhận thức về bản thân, sinh viên sẽ chủ động hơn, sẽ có thể xác định được những mục tiêu phù hợp với năng lực, hoàn cảnh, môi trường đang học tập và phấn đấu.

2. Kỹ năng xác định mục tiêu cụ thể phù hợp.

Sau khi nhận thức rõ được bản thân, sinh viên cần phải đặt ra cho bản thân những mục tiêu phù hợp với năng lực, hoàn cảnh, điều kiện để đạt được kết quả như mong muốn. Mục tiêu phải phù hợp với điều kiện xung quanh, không viển vông, không xa vời thực tế. Mục tiêu phù hợp đạt được sẽ giúp con người sống có mục đích, biết quý trọng cuộc sống của mình. Sống và làm việc không mục tiêu, cuộc sống sẽ trở nên nhàm chán, con người trì trệ và có thể dẫn đến hành động, suy nghĩ lệch lạc. Vì vậy, xác định mục tiêu cụ thể phù hợp cũng là một yếu tố quan trọng. Sinh viên biết được những mong muốn cụ thể và từng bước cố gắng hoàn thành mong muốn trong thời gian mình muốn. Đây là một trong những kỹ năng mềm đối với sinh viên Việt thiếu trầm trọng hiện nay.

3. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng mềm đối với sinh viên vô cùng cần thiết với tất cả mọi tầng lớp trong xã hội hiện nay. Kỹ năng giao tiếp chính là chìa khóa dẫn đến thành công trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế – văn hóa – xã hội. Kỹ năng giao tiếp không phải tự nhiên sinh ra đã có mà phải trải qua việc học hỏi, rèn luyện, đúc rút kinh nghiệm dần dẫn kỹ năng giao tiếp sẽ được nâng lên.

4. Kỹ năng ra quyết định và xử lý vấn đề

Trong cuộc sống chúng ta thường xuyên phát sinh nhiều vấn đề không thể lường trước. Khi đó cần xác định rõ mức độ quan trọng của vấn đề xảy ra. Sau đó đưa ra các phương án giải quyết và quyết định xử lý vấn đề đó như thế nào. Quyết định đúng đắn, phù hợp, vấn đề sẽ được giải quyết triệt để, bản thân sẽ đạt được thành công nhất định hoặc có thể đóng góp thêm vào thành công cho tổ chức đang hoạt động. Ra quyết định là việc không hề đơn giản. Trước khi ra quyết định cần phân tích mọi tình huống xảy ra, và phải ra quyết định kịp thời, đúng đắn, linh hoạt.

5. Kỹ năng lắng nghe và học hỏi.

Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng một người bình thường chỉ nhớ được khoảng 30% đến 55% những gì họ nghe thấy. Vì thế để tăng chỉ số này sinh viên cần phải học cách tập trung lắng nghe và học hỏi từ những lời nói của những người đối diện. Bản thân sinh viên còn đang trong quá trình học tập và rèn luyện nên có ít cơ hội cọ xát để đúc rút kinh nghiệm trong cuộc sống. Để có thể đúc rút được nhiều kinh nghiệm mà không mất nhiều thời gian chỉ có thể là tập trung lắng nghe, học hỏi, quan sát mọi lời nói, hành động của người truyền đạt.

6. Kỹ năng ứng phó với cảm xúc căng thẳng

Cuộc sống phức tạp, hàng ngày có thể xảy ra rất nhiều việc ta không thể lường trước, tạo ra nhiều áp lực về mọi mặt, vì thế rất dễ dẫn việc căng thẳng. Do áp lực thi cử, do quan hệ trong gia đình, quan hệ ở trường học, quan hệ ngoài xã hội… Khi bị căng thẳng, cần biết rõ nguyên nhân của nó, chia nhỏ vấn đề ra và bình tĩnh giải quyết. Có được kỹ năng ứng phó với cảm xúc căng thẳng, sinh viên sẽ trải qua được mọi vấn đề khó khăn trong cuộc sống và sẽ luôn tự tin, lạc quan trong cuộc sống. Đây là một trong những kỹ năng mềm đối với sinh viên là vô cùng cần thiết.

7. Kỹ năng làm chủ bản thân

Khi sinh viên đã đạt được những kỹ năng như trên thì kỹ năng làm chủ bản thân sẽ đơn giản vô cùng. Hiểu rõ được bản thân có điểm mạnh, điểm yếu gì, môi trường của mình như thế nào sẽ đưa được mục tiêu, và quyết định cho bản thân từ việc ngành nghề học hành đến tất cả mọi việc trong cuộc sống. Kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng ra quyết định và xử lý vấn đề tốt, kỹ năng lắng nghe và học hỏi tốt, kỹ năng ứng phó với cảm xúc căng thẳng tốt thì kỹ năng làm chủ bản thân sẽ rất tốt. Sinh viên sẽ làm chủ được cuộc sống của mình, không phụ thuộc vào bất cứ vấn đề gì, sẽ sớm đạt được mọi mục tiêu đề ra, và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.

Làm cách nào để có kỹ năng mềm tốt?

Ngay tại ghế nhà trường, các bạn sinh viên nên tham gia câu lạc bộ để phát triển mối quan hệ, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, học hỏi những kinh nghiệm từ những người đi trước. Hoặc có thể, hãy đi làm thêm, để trải nghiệm những công việc thực tế, làm việc, giao tiếp, thuyết phục khách hàng. Sau tất cả hoạt động trên, chủ yếu giúp bạn có những kỹ năng mềm, giúp bạn tự tin, dày dặn trong cuộc sống hơn, biết cách ứng xử với nhiều tình huống khác nhau

Kỹ năng mềm đối với sinh viên vô cùng cần thiết và đang được báo động lớn vì tình trạng không biết cách giao tiếp, chào hỏi, không biết cách làm việc, trao đổi với đồng nghiệp, hay như soạn thảo email xin việc, gửi CV đều thất bại vì thiếu chủ ngữ, vị ngữ, chủ đề…. Vì vậy, sinh viên Việt thay vì chỉ ngồi học những kiến thức, cần bổ sung, rèn luyện kỹ năng mềm nhiều hơn, để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng, của xã hội…

4.3/5 - (6 bình chọn)
Quảng cáo

Nguyễn Quân

Mong muốn của tôi là chia sẻ tri thức và hướng dẫn kỹ năng đến với những người đang cần đến!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Vui lòng tắt ứng dụng Chặn Quảng Cáo trên thiết bị của bạn!

Bạn cần tắt ứng dụng CHẶN QUẢNG CÁO trên thiết bị để tiếp tục xem nội dung này!